Dịch vụ hợp nhất công ty là dịch vụ được khách hàng yêu cầu khá phổ biến trong lĩnh vực doanh nghiệp, các lý do phổ biến như muốn thuận tiện trong việc kinh doanh, nâng cao vị thế doanh nghiệp, hợp nhất các công ty kinh doanh không hiệu quả,.. Tuy nhiên, đây không phải là thủ tục dễ dàng mà để thực hiện nhanh chóng, cần có tư vấn và trợ giúp của các hãng luật có nhiều kinh nghiệm. Hãng luật BIGBOSS LAW hân hạnh giới thiệu dịch vụ hợp nhất công ty trọn gói, nhanh chóng hiệu quả. Qúy khách cho nhu cầu biết thêm chi tiết, vui lòng tham khảo bài viết dưới đây:
1. Dịch vụ hợp nhất công ty sẽ giúp quý khách giải quyết vấn đề gì?
Hợp nhất doanh nghiệp có thể nói là một hình thức tập hợp sức mạnh nhanh nhất và ngắn nhất. Khi hai hay một số công ty hợp nhất thì sẽ tạo nên công ty mới lớn mạnh về nhiều mặt như tài chính, nhân sự hay cả thị phần… Việc hợp nhất doanh nghiệp giữa các công ty cùng lĩnh vực sẽ tạo ra sức mạnh, sức cạnh tranh trên thị trường. Tuy nhiên việc hợp nhất cũng đồng nghĩa với việc công ty cũng cần tổ chức lại bộ máy quản lý, nhân sự khi mô hình công ty lớn hơn. Ngoài ra việc hợp nhất sẽ là gánh nặng của doanh nghiệp nếu các doanh nghiệp bị hợp nhất đang có các khoản nợ hay các nghĩa vụ tài chính chưa được giải quyết. Đây cũng là một trong những thách thức đối với các doanh nghiệp khi xem xét để đưa ra quyết định có nên hợp nhất lại với nhau hay không, và thủ tục lại khá phức tạp nên việc cần một đơn vị luật để hỗ trợ là cần thiết.
Các lợi ích mà quý khách hàng nhận được khi sử dụng dịch vụ hợp nhất công ty của hãng luật BIGBOSS LAW
- Dịch vụ trọn gói từ A- Z, giá cả cạnh tranh nhất khu vực
- Được luật sư danh tiếng Mai Tiến Luật tư vấn chuyên sâu các vấn đề pháp lý, hỗ trợ các vấn đề pháp lý khi thực hiện hợp nhất công ty
- Được đội ngũ chuyên viên dày dặn kinh nghiệm sẵn sàng hỗ trợ mọi vấn đề phát sinh khi trong quá trình thực hiện và ngay cả khi đã thực hiện xong dịch vụ hợp nhất công ty
- Hơn 98% khách hàng sau khi sử dụng dịch vụ hợp nhất công ty hài lòng về chất lượng dịch vụ
2. Các quy định pháp luật về hợp nhất công ty
2.1 Hợp nhất công ty là gì?
Hai hoặc một số công ty (sau đây gọi là công ty bị hợp nhất) có thể hợp nhất thành một công ty mới (sau đây gọi là công ty hợp nhất), đồng thời chấm dứt tồn tại của các công ty bị hợp nhất.
2.2 Hình thức công ty nào được hợp nhất?
Luật doanh nghiệp 2020 chỉ quy định hợp nhất về công ty TNHH, công ty CP, công ty hợp danh, vì vâỵ doanh nghiệp tư nhân là loại hình không được hợp nhất.
2.3 Điều kiện hợp nhất công ty
Trường hợp hợp nhất mà theo đó công ty hợp nhất có thị phần từ 30% đến 50% trên thị trường liên quan thì đại diện hợp pháp của công ty bị hợp nhất phải thông báo cho cơ quan quản lý cạnh tranh trước khi tiến hành hợp nhất, trừ trường hợp Luật cạnh tranh có quy định khác.
Cấm các trường hợp hợp nhất mà theo đó công ty hợp nhất có thị phần trên 50% trên thị trường có liên quan, trừ trường hợp Luật cạnh tranh có quy định khác.
2.4 Hệ quả của việc hợp nhất công ty
Doanh nghiệp hợp nhất được hưởng các quyền và lợi ích hợp pháp, chịu trách nhiệm về các khoản nợ chưa thanh toán, hợp đồng lao động và các nghĩa vụ tài sản khác của các doanh nghiệp bị hợp nhất, kể từ thời điểm doanh nghiệp hợp nhất đã thực hiện việc đăng ký doanh nghiệp và các công ty bị hợp nhất chấm dứt tồn tại.
3. Thủ tục hợp nhất công ty
Bước 1: Chuẩn bị hợp nhất doanh nghiệp
Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp, các chi nhánh, địa điểm kinh doanh và các giấy phép của công ty hiện có.
Báo cáo tài chính qua các năm (tốt nhất nên có kiểm toán), tình hình tài chính thu, chi của doanh nghiệp.
Thông tin về bộ máy nhân sự, quản lý, đội ngũ cán bộ, nhân viên của công ty,…
Các báo cáo, số liệu về tình hình hoạt động kinh doanh của công ty bị hợp nhất qua các năm và ở giai đoạn 6 tháng gần nhất,…
Thông tin về thị thường và khách hàng hiện có trước khi hợp nhất,…
Bảng kê cơ sở vật chất, tài sản cố định hiện có của công ty,…
Việc xây dựng hình ảnh, phát triển thương hiệu của các công ty,…
Bước 2: Hoàn thiện hồ sơ thành lập doanh nghiệp
Công ty bị hợp nhất chuẩn bị hợp đồng hợp nhất, dự thảo Điều lệ công ty hợp nhất.
Hợp đồng hợp nhất phải gồm các nội dung chủ yếu sau:
- Tên, địa chỉ trụ sở chính của công ty bị hợp nhất;
- Tên, địa chỉ trụ sở chính của công ty hợp nhất; thủ tục và điều kiện hợp nhất;
- Phương án sử dụng lao động; thời hạn, thủ tục và điều kiện chuyển đổi tài sản, chuyển đổi phần vốn góp, cổ phần, trái phiếu của công ty bị hợp nhất thành phần vốn góp, cổ phần, trái phiếu của công ty hợp nhất;
- Thời hạn thực hiện hợp nhất
Bước 3: Thông qua hợp đồng hợp nhất, điều lệ công ty hợp nhất
- Các thành viên, chủ sở hữu công ty hoặc cổ đông của công ty bị hợp nhất thông qua hợp đồng hợp nhất, Điều lệ công ty hợp nhất,
- Bầu hoặc bổ nhiệm Chủ tịch Hội đồng thành viên, Chủ tịch công ty, Hội đồng quản trị, Giám đốc hoặc Tổng giám đốc công ty hợp nhất và tiến hành đăng ký doanh nghiệp đối với công ty hợp nhất theo quy định của Luật này.
Bước 4: Gửi hợp đồng hợp nhất đến các chủ thể liên quan
Hợp đồng hợp nhất phải được gửi đến các chủ nợ và thông báo cho người lao động biết trong thời hạn 15 ngày kể từ ngày thông qua.
4. Dịch vụ hợp nhất công ty của hãng luật BIGBOSS LAW
Chúng tôi cung cấp dịch vụ hợp nhất công ty với các nội dung cụ thể như sau:
- Tư vấn các quy định pháp luật về hợp nhất công ty;
- Soạn thảo hồ sơ pháp lý hợp nhất công ty và hướng dẫn Quý khách hàng chuẩn bị các giấy tờ cá nhân cần thiết;
- Đại diện Quý khách hàng thực hiện thủ tục hợp nhất công ty tại cơ quan nhà nước
- Cung cấp các hậu mãi cho Quý khách hàng sau dịch vụ như: Tư vấn pháp luật thường xuyên khi có yêu cầu, gửi tới Quý khách hàng văn bản pháp luật có liên quan tới lĩnh vực kinh doanh…
Phí dịch vụ: phụ thuộc vào định giá công ty
5. Phạm vi dịch vụ hợp nhất công ty
Dịch vụ hợp nhất công ty tại An Giang; Bà rịa – Vũng tàu; Bắc Giang; Bắc Kạn; Bạc Liêu; Bắc Ninh; Bến Tre; Bình Định; Bình Dương; Bình Phước; Bình Thuận; Cà Mau; Cần Thơ; Cao Bằng; Đà Nẵng; Đắk Lắk; Đắk Nông; Điện Biên; Đồng Nai; Đồng Tháp; Gia Lai; Hà Giang; Hà Nam; Hà Nội ; Hà Tĩnh; Hải Dương; Hải Phòng; Hậu Giang; Hòa Bình; Hưng Yên; Khánh Hòa; Kiên Giang; Kon Tum; Lai Châu; Lâm Đồng; Lạng Sơn; Lào Cai; Long An; Nam Định; Nghệ An; Ninh Bình; Ninh Thuận; Phú Thọ; Phú Yên; Quảng Bình; Quảng Nam; Quảng Ngãi; Quảng Ninh; Quảng Trị; Sóc Trăng; Sơn La; Tây Ninh; Thái Bình; Thái Nguyên; Thanh Hóa; Thừa Thiên Huế; Tiền Giang; Thành phố Hồ Chí Minh; Trà Vinh; Tuyên Quang; Vĩnh Long; Vĩnh Phúc; Yên Bái