DỊCH VỤ XIN GIẤY PHÉP LAO ĐỘNG TẠI THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH

Thành phố Hồ Chí Minh là một thành phố trực thuộc trung ương thuộc loại đô thị đặc biệt, không chỉ là thành phố lớn nhất về dân số và quy mô đô thị hóa mà còn là trung tâm kinh tế, chính trị, văn hóa và giáo dục tại Việt Nam. Thành phố hiện có 22 đơn vị hành chính, cụ thể có 16 quận, 01 thành phố và 5 huyện, với diện tích 2.095 km² và số dân khoảng gần 14 triệu người. Về vị trí địa lý, thành phố Hồ Chí Minh phía Bắc giáp tỉnh Bình Dương, phía Tây giáp tỉnh Tây Ninh và tỉnh Long An, phía Đông giáp tỉnh Đồng Nai và Bà Rịa - Vũng Tàu, phía Nam giáp Biển Đông và tỉnh Tiền Giang. Thành phố Hồ Chí Minh giữ vai trò đi đầu trong nền kinh tế Việt Nam, là nơi có nền kinh tế, giao thương buôn bán lớn nhất cả nước, thu hút nhiều vốn đầu tư trong và ngoài nước, thị trường kinh doanh có rất nhiều điều kiện thuận lợi, dân đông, mức sống cao, thu nhập bình quân đầu người xếp thứ hai cả nước, là thành phố chủ lực trong phát triển kinh tế, thực hiện các hoạt động kinh doanh. Nhận thấy được tiềm năng trên, HÃNG LUẬT BIGBOSS LAW có hỗ trợ dịch vụ xin giấy phép lao động tại thành phố Hồ Chí Minh nhằm giúp đỡ các quý khách hàng trong quá trình đảm bảo việc chấp hành về quản lý nguồn lao động của doanh nghiệp trên địa bàn thành phố.

1 . Trình tự xin giấy phép lao động tại thành phố Hồ Chí Minh

Bước 1: Xác định đối tượng lao động phải thực hiện việc xin cấp phép lao động:

  • Người lao động là công dân nước ngoài làm việc tại Việt Nam; 
  • Người sử dụng lao động là công dân nước ngoài làm việc tại Việt Nam;
  • Tổ chức nước ngoài có thẩm quyền được phép hoạt động tại Việt Nam;
  • Cá nhân nước ngoài tại Việt Nam làm việc cho các Tổ chức nước ngoài có thẩm quyền được phép hoạt động tại Việt Nam;
  • Cá nhân nước ngoài tại Việt Nam được cơ quan có thẩm quyền cho phép cư trú ở Việt Nam;
  • Người lao động Việt Nam làm việc cho tổ chức, cá nhân nước ngoài tại Việt Nam;
  • Tổ chức dịch vụ việc làm và Doanh nghiệp cho thuê lại lao động cung cấp dịch vụ tuyển dụng, giới thiệu, quản lý người lao động Việt Nam làm việc cho tổ chức, cá nhân nước ngoài tại Việt Nam.

Và các đối tượng lao động nước ngoài không thuộc diện xin cấp giấy phép lao động:

  • Cá nhân là Chủ sở hữu hoặc Thành viên góp vốn của Công ty TNHH (vốn từ trên 3 tỷ đồng);
  • Cá nhân là Chủ tịch Hội đồng quản trị hoặc Thành viên Hội đồng quản trị của Công ty cổ phần (vốn từ trên 3 tỷ đồng);
  • Cá nhân di chuyển trong nội bộ doanh nghiệp thuộc phạm vi 11 ngành dịch vụ liên quan đến kinh doanh, thông tin, xây dựng, phân phối, giáo dục, môi trường, tài chính, y tế, du lịch, văn hóa giải trí và vận tải trong biểu cam kết dịch vụ của Việt Nam với Tổ chức Thương mại thế giới;
  • Cá nhân vào Việt Nam để cung cấp dịch vụ tư vấn về chuyên môn và kỹ thuật hoặc thực hiện các nhiệm vụ khác phục vụ cho công tác nghiên cứu, xây dựng, thẩm định, theo dõi đánh giá, quản lý và thực hiện chương trình, dự án sử dụng nguồn hỗ trợ phát triển chính thức (ODA) theo quy định hay thỏa thuận trong các điều ước quốc tế về ODA đã ký kết giữa cơ quan có thẩm quyền của Việt Nam và nước ngoài;
  • Cá nhân được Bộ Ngoại giao cấp giấy phép hoạt động thông tin, báo chí tại Việt Nam theo quy định của pháp luật;
  • Cá nhân được cơ quan, tổ chức có thẩm quyền của nước ngoài cử sang Việt Nam giảng dạy, nghiên cứu tại trường quốc tế thuộc quản lý của cơ quan đại diện ngoại giao nước ngoài hoặc Liên hợp quốc; các cơ sở, tổ chức được thành lập theo các hiệp định mà Việt Nam đã ký kết, tham gia.
  • Cá nhân là tình nguyện viên là Chuyên gia là người lao động nước ngoài;
  • Cá nhân vào Việt Nam làm việc tại vị trí nhà quản lý, giám đốc điều hành, chuyên gia hoặc lao động kỹ thuật có thời gian làm việc dưới 30 ngày và không quá 03 lần trong 01 năm;
  • Cá nhân vào Việt Nam thực hiện thỏa thuận quốc tế mà cơ quan, tổ chức ở Trung ương, cấp tỉnh ký kết theo quy định của pháp luật;
  • Cá nhân là học sinh, sinh viên đang học tập tại các trường, cơ sở đào tạo ở nước ngoài có thỏa thuận thực tập trong các cơ quan, tổ chức, doanh nghiệp tại Việt Nam; học viên thực tập, tập sự trên tàu biển Việt Nam;
  • Cá nhân là thân nhân thành viên cơ quan đại diện nước ngoài tại Việt Nam;
  • Cá nhân có hộ chiếu công vụ vào làm việc cho cơ quan nhà nước, tổ chức chính trị, tổ chức chính trị - xã hội;
  • Cá nhân là người chịu trách nhiệm thành lập hiện diện thương mại;
  • Cá nhân được Bộ Giáo dục và Đào tạo xác nhận người lao động nước ngoài vào Việt Nam để giảng dạy, nghiên cứu.

Bước 2: Xác định nhu cầu sử dụng người lao động nước ngoài

Người sử dụng lao động (trừ nhà thầu) có trách nhiệm xác định nhu cầu sử dụng người lao động nước ngoài đối với từng vị trí công việc mà người lao động Việt Nam chưa đáp ứng được trước 30 ngày kể từ ngày dự kiến sử dụng người lao động nước ngoài, đồng thời báo cáo giải trình với Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội hoặc Ủy ban nhân dân thành phố Hồ Chí Minh.

Bước 3: Hồ sơ xin cấp giấy phép lao động tại thành phố Hồ Chí Minh

  • (1) Văn bản đề nghị cấp giấy phép lao động của người sử dụng lao động (Mẫu số 11/PLI Phụ lục I - Nghị định số 152/2020/NĐ-CP);
  • (2) Giấy tờ liên quan đến việc kiểm tra sức khỏe do cơ quan, tổ chức y tế có thẩm quyền của nước ngoài hoặc của Việt Nam cấp, có giá trị trong thời hạn 12 tháng kể từ ngày cấp;  
  • (3) Phiếu lý lịch tư pháp hoặc văn bản xác nhận người lao động nước ngoài không thuộc diện chấp hành hình phạt, bản án hay vi phạm pháp luật nước ngoài hoặc pháp luật Việt Nam;
  • (4) Văn bản, giấy tờ chứng minh là nhà quản lý, giám đốc điều hành, chuyên gia, lao động kỹ thuật và một số nghề, công việc theo quy định của pháp luật Việt Nam;
  • (5) 02 ảnh màu (kích thước 4cm x 6 cm, phông nền trắng, mặt nhìn thẳng, đầu để trần, không đeo kính màu), ảnh chụp không quá 06 tháng tính đến ngày nộp hồ sơ;
  • (6) Văn bản chấp thuận nhu cầu sử dụng người lao động nước ngoài trừ những trường hợp không phải xác định nhu cầu sử dụng người lao động nước ngoài;
  • (7) Bản sao có chứng thực hộ chiếu còn giá trị theo quy định của pháp luật;
  • (8) Các giấy tờ, văn bản xác nhận có liên quan đối với người lao động nước ngoài xin giấy phép lao động tại Việt Nam theo từng trường hợp luật định;
  • (9) Hồ sơ đề nghị cấp giấy phép lao động đối với một số trường hợp đặc biệt theo Luật định.

Các giấy tờ số (2), (3), (4), (6) và (8) là Bản gốc hoặc Bản sao có chứng thực, nếu của nước ngoài thì phải được hợp pháp hóa lãnh sự, trừ trường hợp được miễn hợp pháp hóa lãnh sự, dịch ra tiếng Việt và chứng thực theo quy định của pháp luật Việt Nam.

Bước 4: Nộp hồ sơ xin cấp giấy phép lao động tại thành phố Hồ Chí Minh

Có hai cách xin cấp giấy phép lao động tại thành phố Hồ Chí Minh:

Hoặc

  • Doanh nghiệp nộp trực tiếp tại Sở Lao động, Thương binh và Xã hội Thành phố Hồ Chí Minh theo địa chỉ: Số 159 Pasteur, Phường 6, Quận 3, thành phố Hồ Chí Minh

 

2. Dịch vụ xin giấy phép lao động tại thành phố Hồ Chí Minh

2.1 Phí dịch vụ

Đội ngũ Luật sư ở HÃNG LUẬT BIGBOSS LAW hỗ trợ dịch vụ xin giấy phép lao động tại thành phố Hồ Chí Minh trọn gói, uy tín, giúp quý khách hàng đảm bảo việc tuân thủ các quy định về nguồn lao động nước ngoài trong quá trình thực hiện các hoạt động kinh doanh.

Về chúng tôi, Hãng Luật BIGBOSS LAW với nhiều năm kinh nghiệm trong lĩnh vực doanh nghiệp, lao động và đầu tư sẽ giúp quý khách hàng hoàn tất các quy trình xin giấy phép lao động tại thành phố Hồ Chí Minh.

Giá dịch vụ tại BIGBOSS LAW: 6.000.000

Giá có thể thay đổi tùy thuộc vào từng khu vực và hồ sơ của khách hàng

===> Để xem chi tiết quý khách tham khảo: Dịch vụ xin giấy phép lao động

2.2 Thời gian hoàn thành

Trong thời hạn 05 ngày làm việc kể từ ngày nhận đủ hồ sơ đề nghị cấp Giấy phép lao động, Sở Lao động - Thương binh và Xã hội sẽ cấp giấy phép lao động cho người lao động nước ngoài. Tuy nhiên thời gian hoàn tất dự kiến có thể kéo dài đến 20 ngày.

Trong quá trình BIGBOSS LAW thực hiện dịch vụ xin giấy phép lao động tại thành phố Hồ Chí Minh, chúng tôi sẽ thông báo Thời gian hoàn tất thủ tục chi tiết đến quý khách hàng.

Giấy phép lao động có thời hạn không quá 02 năm, hết thời hạn trên, quý khách lưu ý phải tiến hành việc xin cấp lại giấy phép lao động cho người lao động nước ngoài.

Nếu quý khách có nhu cầu được tư vấn, liên hệ ngay Hotline: 0978 333 379 "nhánh số 1" để được hỗ trợ ngay.

3. Tại sao nên chọn Dịch vụ xin giấy phép lao động tại thành phố Hồ Chí Minh của BIGBOSS LAW?

Hãng Luật BIGBOSS LAW luôn tự hào là một Hãng Luật có uy tín cùng nhiều năm kinh nghiệm trong việc tư vấn đăng ký thành lập các loại hình doanh nghiệp, lao động và đầu tư,... Chúng tôi rất vinh dự khi được hỗ trợ và luôn sát cánh cùng các quý doanh nghiệp trong quá trình xin giấy phép lao động tại thành phố Hồ Chí Minh.

Hãng Luật BIGBOSS LAW luôn đạt được sự tin tưởng và ủng hộ của các khách hàng là doanh nghiệp lớn trên phạm vi cả nước. Chúng tôi có đội ngũ chuyên viên pháp lý giàu kinh nghiệm về lĩnh vực doanh nghiệp, lao động và đầu tư,... cam kết soạn thảo và đảm bảo hồ sơ đầy đủ, chuyên nghiệp cho khách hàng. Với tôn chỉ lấy chất lượng làm thước đo giá trị, mỗi luật sư chuyên viên pháp lý của chúng tôi luôn không ngừng nỗ lực để đem lại sự hài lòng cho quý khách hàng.

4. Liên hệ sử dụng dịch vụ

Là công ty luật hàng đầu với mục tiêu xây dựng chuỗi hệ thống tư vấn pháp lý chuyên nghiệp, nếu có nhu cầu tư vấn hoặc sử dụng dịch vụ xin giấy phép lao động tại thành phố Hồ Chí Minh, quý khách vui lòng liên hệ Hotline: 0978 333 379 "nhánh số 1" để được hỗ trợ.

Hân hạnh được phục vụ quý khách!

HÃNG LUẬT  BIGBOSS LAW

- Số điện thoại: 0978 333 379

- Email: info.bigbosslaw@gmail.com

Xin chúc sức khỏe và thành đạt !

5. Phạm vi cung cấp Dịch vụ xin giấy phép lao động tại thành phố Hồ Chí Minh

HÃNG LUẬT BIGBOSS LAW cung cấp Dịch vụ xin giấy phép lao động tại Quận 1, Quận 3, Quận 4, Quận 5, Quận 6, Quận 7, Quận 8, Quận 10, Quận 11, Quận 12, Thành phố Thủ Đức, Quận Bình Thạnh, Quận Gò Vấp, Quận Phú Nhuận, Quận Tân Phú, Quận Bình Tân, Quận Tân Bình, Huyện Nhà Bè, Huyện Bình Chánh, Huyện Hóc Môn, Huyện Củ Chi, Huyện Cần Giờ thành phố Hồ Chí Minh.

 

Mục Luc
Mục LucNội dung bài viếtx
0978 333 379
popup

Số lượng:

Tổng tiền:

HÃNG LUẬT BIGBOSS LAW
ĐĂNG NHẬP
Nhận nhiều ưu đãi hơn