Khi có tranh chấp hợp đồng lao động phát sinh mà thủ tục hòa giải cơ sở không thành thì mỗi bên tranh chấp có quyền khởi kiện yêu cầu Tòa án giải quyết. Cụ thể như thế nào, hãy theo dõi bài viết sau để biết thêm thông tin:
Một số tranh chấp thường gặp trong hợp đồng lao động
- Tranh chấp về đơn phương chấm dứt hợp đồng lao động
- Tranh chấp bồi thường thiệt hại và trợ cấp khi chấm dứt hợp đồng lao động
- Tranh chấp về tiền trợ cấp thôi việc và sổ bảo hiểm xã hội
- Tranh chấp về tiền trợ cấp thôi việc
- Tranh chấp về tiền lương và tiền đóng bảo hiểm
- Tranh chấp lao động về bồi thường chi phí đào tạo
- Tranh chấp về kỷ luật lao động
- Tranh chấp về tiền lương
- Tranh chấp bảo hiểm xã hội
Thẩm quyền giải quyết tranh chấp lao động của Tòa án
Căn cứ theo Điều 31 Bộ Luật tố tụng dân sự 2015, những tranh chấp lao động thuộc thẩm quyền của Tòa án gồm:
Tranh chấp lao động cá nhân giữa người lao động với người sử dụng lao động mà cơ quan tiến hành hòa giải hòa giải thành nhưng các bên không thực hiện, trừ các tranh chấp sau đây:
- Xử lý kỷ luật lao động theo hình thức sa thải
- Bị đơn phương chấm dứt hợp đồng lao động;
- Bồi thường thiệt hại giữa người lao động và người sử dụng lao động;
- Trợ cấp khi chấm dứt hợp đồng lao động;
- Giữa người giúp việc gia đình với người sử dụng lao động;
- Bảo hiểm xã hội theo quy định của pháp luật về lao động;
- Bồi thường thiệt hại giữa người lao động với doanh nghiệp, tổ chức sự nghiệp đưa người lao động đi làm việc ở nước ngoài theo hợp đồng.
Tranh chấp lao động tập thể về quyền giữa tập thể lao động với người sử dụng lao động mà tập thể lao động hoặc người sử dụng lao động không đồng ý.
Trình tự giải quyết tranh chấp hợp đồng lao động tại Tòa án
Giải quyết tranh chấp hợp đồng lao động tại Tòa án
Căn cứ theo Điều 188 Bộ luật Lao động năm 2019 (BLLĐ), tranh chấp lao động phải thông qua thủ tục hòa giải của hòa giải viên lao động trước khi yêu cầu tòa án giải quyết, trừ các tranh chấp sau:
- Về xử lý kỷ luật lao động theo hình thức sa thải hoặc về trường hợp bị đơn phương chấm dứt hợp đồng lao động;
- Về bồi thường thiệt hại, trợ cấp khi chấm dứt hợp đồng lao động;
- Giữa người giúp việc gia đình với người sử dụng lao động;
- Về bảo hiểm xã hội theo quy định của pháp luật về bảo hiểm xã hội, về bảo hiểm y tế theo quy định của pháp luật về bảo hiểm y tế, về bảo hiểm thất nghiệp theo quy định của pháp luật về việc làm, về bảo hiểm tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp theo quy định của pháp luật về an toàn, vệ sinh lao động;
- Về bồi thường thiệt hại giữa người lao động với doanh nghiệp, tổ chức đưa người lao động đi làm việc ở nước ngoài theo hợp đồng;
- Giữa người lao động thuê lại với người sử dụng lao động thuê lại.
Trường hợp mỗi bên tranh chấp có quyền đề nghị Toà án giải quyết trong các trường hợp sau:
- Hòa giải không thành
- Một trong hai bên không thực hiện các thỏa thuận trong biên bản hòa giải thành
- Có bên tranh chấp đã được triệu tập hợp lệ đến lần thứ hai mà vẫn vắng mặt không có lý do chính đáng
Căn cứ theo các quy định tại chương XII BLTTDS 2015, trình tự giải quyết tranh chấp hợp đồng lao động tại Tòa án được tiến hành như sau:
Bước 1: Nộp đơn khởi kiện tại Tòa án có thẩm quyền
Kèm theo đơn khởi kiện là các tài liệu, chứng cứ sau:
- Hợp đồng lao động, phụ lục hợp đồng;
- Biên bản hòa giải không thành;
- Tài liệu chứng minh các bên trong tranh chấp đã yêu cầu hòa giải nhưng Hội đồng hòa giải lao động cơ sở không tiến hành hòa giải trong thời hạn luật định;
- Thông báo chấm dứt hợp đồng lao động, mẫu đơn phương chấm dứt hợp đồng lao động trái pháp luật;
- Quyết định kỷ luật sa thải, biên bản họp kỷ luật đối với tranh chấp về kỷ luật sa thải;
- Bản cam kết giữa hai bên về thời gian làm việc bắt buộc cho doanh nghiệp sau khi học; bảng tổng hợp chi phí đào tạo đối với tranh chấp về bồi thường phí đào tạo.
Bước 2: Tòa án nhận và thụ lý đơn khởi kiện
Bước 3: Thủ tục hòa giải và chuẩn bị xét xử
Bước 4: Nếu không đồng ý với quyết định của Tòa án, bên khởi kiện có thể tiến hành khiếu nại.