GIẢI QUYẾT TRANH CHẤP HỢP ĐỒNG MUA BÁN HÀNG HÓA

Giải quyết tranh chấp hợp đồng mua bán hàng hóa

 

Hợp đồng mua hàng hóa là sự thỏa thuận giữa các bên, theo đó bên bán chuyển quyền sở hữu tài sản cho bên mua và bên mua trả tiền cho bên bán. Nếu các bên không thực hiện những nội dung đã thỏa thuận, tranh chấp sẽ được giải quyết như thế nào? 

Đặc điểm của hợp đồng mua bán hàng hóa 

Chủ thể của hợp đồng mua bán hàng hóa chủ yếu là thương nhân. Điều này xuất phát từ yêu cầu điều kiện chủ thể của hoạt động thương mại nên các bên chủ thể của hợp đồng mua bán hàng hoá phải là thương nhân hoặc trong một số trường hợp thì bên bán là thương nhân. Đây là điểm khác biệt với chủ thể hợp đồng mua bán tài sản trong dân sự.

Đối tượng của hợp đồng mua bán hàng hóa là hàng hóa. Theo quy định tại khoản 2 Điều 3 Luật Thương mại 2005, hàng hóa bao gồm: (i) Tất cả các loại động sản, kể cả động sản hình thành trong tương lai; (ii) Những vật gắn liền với đất đai.

Mục đích chủ yếu của các bên trong hợp đồng mua bán hàng hoá là sinh lợi. Đặc điểm này xuất phát và gắn liền với đặc điểm về chủ thể chủ yếu của hợp đồng mua bán hàng hóa là thương nhân.

Hình thức của hợp đồng mua bán hàng hóa được thể hiện bằng lời nói, bằng văn bản hoặc được xác lập bằng hành vi cụ thể.

Những tranh chấp hợp đồng mua bán hàng hóa thường gặp

Tranh chấp hợp đồng mua bán hàng hóa thường xảy ra với các nội dung tranh chấp như sau:

  • Bên bán giao hàng chậm;
  • Bên bán giao hàng không đúng chủng loại, số lượng như đã cam kết trong hợp đồng hai bên ký kết;
  • Bên mua vi phạm nghĩa vụ thanh toán;
  • Bên bán vi phạm các điều kiện về thời điểm chuyển giao hàng hóa;
  • Bồi thường thiệt hại do vi phạm hợp đồng.

Phương thức giải quyết tranh chấp hợp đồng mua bán hàng hóa

Thương lượng

Thương lượng là phương thức giải quyết tranh chấp thông qua việc các bên tranh chấp cùng nhau bàn bạc, tự dàn xếp tháo gỡ những bất đồng phát sinh để loại bỏ tranh chấp mà không cần có sự trợ giúp hay phán quyết của bất kì bên thứ ba nào.

Đặc điểm của thương lượng

  • Phương thức giải quyết tranh chấp này được thực hiện bởi cơ chế nội bộ (cơ chế tự giải quyết) thông qua việc các bên tranh chấp gặp nhau bàn bạc, thỏa thuận để tự giải quyết những bất đồng phát sinh mà không cần có sự hiện diện của bên thứ ba để trợ giúp hay ra phán quyết.
  • Quá trình thương lượng giữa các bên cũng không chịu sự ràng buộc của bất kỳ nguyên tắc pháp lý hay quy định mang tính khuôn mẫu của pháp luật về thủ tục giải quyết tranh chấp.
  • Việc thực hiện kết quả thương lượng hoàn toàn phụ thuộc vào sự tự nguyện của mỗi bên tranh chấp mà không có bên tranh chấp mà không có bất kì cơ chế pháp lý nào đảm bảo việc thực thi đối với thỏa thuận của các bên trong quá trình thương lượng.

Hòa giải

Hòa giải là phương thức giải quyết tranh chấp với sự tham gia của bên thứ ba làm trung gian hòa giải để hỗ trợ, thuyết phục các bên tranh chấp tìm kiếm các giải pháp nhằm loại trừ tranh chấp đã phát sinh.

Đặc điểm của hòa giải

  • Việc giải quyết tranh chấp hợp đồng mua bán hàng hóa bằng hòa giải đã có sự hiện diện của bên thứ ba (do các bên tranh chấp lựa chọn) làm trung gian để trợ giúp các bên tìm kiếm giải pháp tối ưu nhằm loại trừ tranh chấp.
  • Quá trình hòa giải của các bên tranh chấp không chịu sự chi phối bởi các quy định có tính khuôn mẫu, bắt buộc của pháp luật về thủ tục hòa giải.
  • Kết quả hòa giải được thực thi hoàn toàn phụ thuộc vào sự tự nguyện của các bên tranh chấp mà không có bất kì cơ chế pháp lý nào bảo đảm thi hành những cam kết của các bên trong quá trình hòa giải.

Tòa án

Giải quyết tranh chấp hợp đồng mua bán hàng hóa tại tòa án là phương thức giải quyết tranh chấp thương mại tại cơ quan xét xử nhân danh quyền lực nhà nước được tòa án thực hiện theo một trình tự, thủ tục nghiêm ngặt, chặt chẽ. Các phán quyết có hiệu lực của tòa án được đảm bảo thi hành bằng sức mạnh cưỡng chế của nhà nước.

Đặc điểm giải quyết tranh chấp hợp đồng mua bán hàng hóa bằng tòa án

  • Tòa án chỉ giải quyết tranh chấp thương mại khi có yêu cầu của các bên tranh chấp và tranh chấp đó thuộc thẩm quyền giải quyết của tòa án.
  • Phán quyết của tòa án bằng bản án, quyết định nhân danh ý chí quyền lực nhà nước và được đảm bảo thi hành bằng sức mạnh của quyền lực nhà nước.
  • Giải quyết tranh chấp thương mại bằng tòa án được thực hiện theo một trình tự, thủ tục chặt chẽ thông qua hai cấp xét xử của tòa án: cấp sơ thẩm và cấp phúc thẩm. Bên cạnh đó, để bảo vệ quyền, lợi ích của các bên bằng thẩm quyền của mình tòa án có thể thực hiện theo trình tự giám đốc thẩm, tái thẩm để xem xét lại các bản án, quyết định của tòa án cấp dưới đã có hiệu lực pháp luật.
  • Phán quyết của tòa án có thể bị kháng cáo, kháng nghị theo quy định.

Trọng tài thương mại

Giải quyết tranh chấp hợp đồng mua bán hàng hóa bằng trọng tài thương mại là phương thức giải quyết tranh chấp thông qua hoạt động của trọng tài viên với tư cách là bên thứ ba độc lập nhằm chấm dứt các xung đột bằng việc đưa ra phán quyết trọng tài buộc các bên tông trọng và thực hiện.

Đặc điểm của trọng tài thương mại

  • Trọng tài chỉ giải quyết tranh chấp thương mại khi có yêu cầu của các bên tranh chấp và tranh chấp đó phải thuộc thẩm quyền giải quyết của trọng tài.
  • Chủ thể giải quyết tranh chấp thương mại là các trọng tài viên thực hiện thông qua Hội đồng trọng tài gồm một trọng tài viên độc lập hoặc hội đồng gồm nhiều trọng tài viên.
  • Giải quyết tranh chấp thương mại bằng trọng tài thương mại bảo đảm sự kết hợp hai yếu tố: thỏa thuận và phán quyết.
  • Trọng tài là một cơ chế giải quyết tranh chấp đảm bảo tính bí mật.
  • Phán quyết của trọng tài là chung thẩm.
Mục Luc
Mục LucNội dung bài viếtx
0978 333 379
popup

Số lượng:

Tổng tiền:

HÃNG LUẬT BIGBOSS LAW
ĐĂNG NHẬP
Nhận nhiều ưu đãi hơn