LY THÂN LÀ GÌ? LY THÂN BAO LÂU THÌ LY HÔN?

Ly thân là gì? Ly thân bao lâu thì ly hôn?

Nhiều người hay có quan niệm rằng ly thân làm chấm dứt quan hệ hôn nhân. Vợ chồng khi ly thân rồi sẽ không còn vướng bận, liên quan hay có quyền lợi, nghĩa vụ gì đối với nhau nữa. Pháp luật không quy định như thế nào là ly thân nhưng để hiểu đúng về ly thân cũng như các vấn đề liên quan hãy cùng HÃNG LUẬT BIGBOSS LAW tìm hiểu qua bài dưới sau:

Ly thân là gì?

Hiện nay, trong các văn bản pháp luật về hôn nhân và gia đình không có quy định về ly thân. Đây chỉ là cách gọi thông thường của các cặp vợ chồng.

Theo đó, ly thân được hiểu là việc hai vợ chồng không sống chung với nhau khi quan hệ tình cảm có rạn nứt nhưng chưa thực hiện các thủ tục ly hôn.

Theo quy định tại khoản 14 Điều 3 Luật Hôn nhân và gia đình, quan hệ vợ chồng chỉ chấm dứt bằng bản án hoặc quyết định của Toà án khi thực hiện thủ tục ly hôn (theo yêu cầu của một bên hoặc do hai bên thỏa thuận với nhau).

Do đó, ly thân không phải sự kiện pháp lý làm chấm dứt quan hệ hôn nhân hợp pháp. Đây chỉ là trạng thái mà hai vợ chồng không còn sống chung với nhau nữa khi không còn tình cảm vợ chồng và chưa thực hiện thủ tục ly hôn theo quy định tại Toà án có thẩm quyền.

Đồng nghĩa, ly thân không phải ly hôn và không được pháp luật công nhận. Do đó, hai vợ chồng dù ly thân thì quan hệ hôn nhân và gia đình vẫn còn tồn tại, hai người vẫn là vợ, chồng hợp pháp và có đầy đủ quyền cũng như phải thực hiện mọi nghĩa vụ giữa vợ và chồng.

Quyền và nghĩa vụ của vợ chồng khi ly thân?

Như phân tích ở trên, ly thân không làm chấm dứt quan hệ vợ chồng nên mọi quyền và nghĩa vụ khi vợ chồng ly thân vẫn phải được đảm bảo như khi hai người chưa ly thân.

Theo đó, vợ chồng có quyền và phải thực hiện nghĩa vụ sau đây:

Quyền của vợ chồng trong thời kỳ hôn nhân

- Được bảo vệ quyền về nhân thân.

- Bình đẳng với nhau, có quyền ngang nhau về mọi mặt trong gia đình, khi thực hiện các quyền của công dân.

- Được thỏa thuận chọn nơi cư trú.

- Được đối phương tôn trọng, gìn giữ và bảo vệ danh dự, nhân phẩm, uy tín.

Nghĩa vụ của vợ chồng trong thời kỳ hôn nhân

- Thương yêu, chung thuỷ, tôn trọng, quan tâm, chăm sóc, giúp đỡ nhau, chia sẻ và cùng thực hiện các công việc trong gia đình.

- Sống chung với nhau trừ trường hợp có thỏa thuận hoặc có lý do khác (nghề nghiệp, công tác, học tập, tham gia hoạt động chính trị, kinh tế, văn hoá, xã hội...);

- Tôn trọng quyền tự do tín ngưỡng, tôn giáo.

Quyền với tài sản chung vợ chồng

Mặc dù ly thân (không sống chung với nhau nữa) nhưng quan hệ hôn nhân giữa 02 người vẫn được pháp luật công nhận. Do đó, vợ chồng vẫn có quyền ngang nhau trong việc định đoạt, sử dụng tài sản chung.

Đồng thời, dù ly thân, vợ chồng cũng vẫn phải thực hiện các nghĩa vụ về tài sản khi cùng thực hiện hoặc khi một trong hai người thực hiện vì nhu cầu thiết yếu của gia đình...

Quyền, nghĩa vụ với con cái

- Thương yêu, tôn trọng ý kiến của con, chăm lo việc học tập, giáo dục con.

- Trông nom, nuôi dưỡng, chăm sóc, bảo vệ con chưa thành niên hoặc đã thành niên nhưng mất năng lực hành vi dân sự hoặc không có khả năng lao động, không có tài sản để tự nuôi mình.

- Không được phân biệt đối xử giữa các con, không được bắt con phải làm việc nặng quá sức, không được xúi giục, ép buộc con làm việc trái đạo đức, trái pháp luật...

Nói tóm lại, ly thân không phải là ly hôn, không làm chấm dứt quan hệ vợ chồng hợp pháp, không được pháp luật thừa nhận. Do đó, dù ly thân, hai vợ chồng vẫn phải thực hiện đầy đủ quyền, nghĩa vụ của mình với đối phương, với con cái.

Câu hỏi thường gặp

1. Đã ly thân có được kết hôn với người khác hay không?

Theo điểm d khoản 1 Điều 8 Luật Hôn nhân và gia đình, điều kiện kết hôn là không thuộc một trong các trường hợp bị cấm như đang có vợ, đang có chồng mà kết hôn với người khác, kết hôn giả tạo,…

Do đó, chỉ khi đang không có vợ, đang không có chồng và đáp ứng các điều kiện đăng ký kết hôn khác như nam đủ 20 tuổi, nữ đủ 18 tuổi, hai bên hoàn toàn tự nguyện, đăng ký tại cơ quan có thẩm quyền,… thì việc kết hôn mới có giá trị pháp lý.

Ngoài ra, ly thân chỉ là tình trạng vợ, chồng không muốn sống chung với nhau nữa, muốn chấm dứt quan hệ vợ chồng nhưng chưa thực hiện thủ tục ly hôn tại Tòa án có thẩm quyền và chưa nhận được bản án hoặc quyết định ly hôn có hiệu lực pháp luật.

Đồng nghĩa, ly thân không làm nam, nữ trở về tình trạng độc thân được. Do vậy, trước khi đăng ký kết hôn với người khác, bạn cần phải thực hiện thủ tục ly hôn với vợ/chồng.

2. Ly thân có được yêu cầu cấp dưỡng nuôi con?

Nghĩa vụ cấp dưỡng là nghĩa vụ được thực hiện giữa cha, mẹ và con; giữa anh, chị, em với nhau; giữa ông bà nội, ông bà ngoại và cháu; giữa cô, dì, chú, cậu, bác ruột với cháu ruột; giữa vợ và chồng.

Riêng nghĩa vụ cấp dưỡng giữa cha, mẹ và con được nêu tại Điều 110 Luật Hôn nhân và gia đình: “Cha, mẹ có nghĩa vụ cấp dưỡng cho con chưa thành niên, con đã thành niên không có khả năng lao động và không có tài sản để tự nuôi mình trong trường hợp không sống chung với con hoặc sống chung với con nhưng vi phạm nghĩa vụ nuôi dưỡng con.”

Như vậy, việc yêu cầu cấp dưỡng chỉ xảy ra giữa cha, mẹ và con trong trường hợp:

- Cha mẹ không sống chung với con;

- Sống chung với con nhưng vi phạm nghĩa vụ nuôi dưỡng con.

Đồng thời, cha mẹ chỉ phải cấp dưỡng cho con chưa thành niên hoặc con đã thành niên nhưng không có khả năng lao động và không có tài sản để tự nuôi sống bản thân.

Do đó, khi không sống chung với con chưa thành niên, con đã thành niên nhưng không có khả năng lao động và không có tài sản để tự nuôi mình thì cha, mẹ phải có nghĩa vụ cấp dưỡng cho con.

Mặt khác, Điều 82 Luật Hôn nhân và gia đình nêu rõ, sau khi ly hôn:

“Cha, mẹ không trực tiếp nuôi con có nghĩa vụ cấp dưỡng cho con”.

Như vậy, có thể thấy, chỉ cần cha, mẹ không sống chung với con chưa thành niên hoặc con đã thành niên nhưng không có khả năng lao động, không có tài sản để tự nuôi mình thì đều phải cấp dưỡng nên dù ly hôn hay ly thân thì chỉ cần không sống cùng con đều phải thực hiện cấp dưỡng trong các trường hợp trên.

Khi đó, việc cấp dưỡng có thể thực hiện định kỳ hàng tháng, hàng quý, nửa năm, hàng năm hoặc một lần với mức cấp dưỡng do hai bên thỏa thuận căn cứ vào thu nhập, khả năng thực tế. Nếu không thỏa thuận được thì yêu cầu Tòa án giải quyết.

>>> Đọc thêm: LY HÔN: NHỮNG ĐIỀU NÊN BIẾT DÀNH CHO BẠN

Tags : ly dị , ly hôn , ly hôn thuận tình , ly hôn đơn phương , ly thân , thủ tục ly hôn
VIẾT BÌNH LUẬN CỦA BẠN:
Mục Luc
Mục LucNội dung bài viếtx
0978 333 379
popup

Số lượng:

Tổng tiền:

HÃNG LUẬT BIGBOSS LAW
ĐĂNG NHẬP
Nhận nhiều ưu đãi hơn