THỦ TỤC LY HÔN THUẬN TÌNH

THỦ TỤC LY HÔN THUẬN TÌNH

Có thể hiểu ly hôn thuận tình là ly hôn khi có sự đồng ý, thỏa thuận của cả hai vợ chồng. Nhưng cũng cần đáp ứng các điều kiện mà luật định. Vậy hồ sơ bao gồm các giấy tờ gì? Trình tự các bước thực hiện ra sao? Thời gian hoàn thành và các khó khăn có thể gặp phải. Bạn có thể tham khảo bài viết dưới đây của HÃNG LUẬT BIGBOSS LAW:

 

Ly hôn thuận tình là gì?

Ly hôn thuận tình là trường hợp vợ chồng cùng yêu cầu ly hôn khi đã thỏa thuận về việc chia tài sản, việc trông nom, nuôi dưỡng, chăm sóc, giáo dục con trên cơ sở bảo đảm quyền lợi chính đáng của vợ và con và được Tòa án công nhận thuận tình ly hôn.

THỦ TỤC LY HÔN THUẬN TÌNH

Tuy nhiên, theo quy định tại Điều 55 Luật Hôn nhân và gia đình 2014, muốn ly hôn thuận tình phải đảm bảo các điều kiện sau:

- Vợ chồng cùng yêu cầu ly hôn một cách tự nguyện;

- Hai bên đã thỏa thuận được với nhau về việc chia tài sản, việc trăm năm, nuôi dưỡng, chăm sóc, giáo dục con.

- Sự thỏa thuận của hai bên phải bảo đảm quyền lợi chính đáng của vợ và con.

Hồ sơ ly hôn thuận tình

Khi yêu cầu Tòa án công nhận ly hôn thuận tình cần chuẩn bị đầy đủ bộ hồ sơ sau đây:

- Đơn xin ly hôn thuận tình

- Giấy chứng nhận đăng ký kết hôn (bản chính);

- Chứng minh nhân dân của vợ và chồng (bản sao có chứng thực);

- Giấy khai sinh của các con (nếu có con chung, bản sao có chứng thực);

- Sổ hộ khẩu gia đình (bản sao có chứng thực);

- Giấy tờ chứng minh quyền sở hữu đối với tài sản chung (nếu có tài sản chung, bản sao có chứng thực).

Thuận tình ly hôn thì nộp đơn ở đâu?

- Điểm h khoản 2 Điều 39 Bộ luật Tố tụng dân sự 2015 quy định về thẩm quyền giải quyết vụ việc thuận tình ly hôn như sau:

“h. Tòa án nơi một trong các bên thuận tình ly hôn, thỏa thuận nuôi con, chia tài sản ly hôn cư trú, làm việc có thẩm quyền giải quyết yêu cầu công nhận thuận tình ly hôn, thỏa thuận nuôi con, chia tài sản khi ly hôn.”

- Điều 12 Luật cư trú năm 2006 (sửa đổi, bổ sung năm 2013) quy định:

“1. Nơi cư trú của công dân là chỗ ở hợp pháp mà người đó thường xuyên sinh sống. Nơi cư trú của công dân là nơi thường trú hoặc nơi tạm trú.”

Như vậy, “Vợ hoặc chồng có thể nộp hồ sơ tại Tòa án nơi mình hoặc vợ/chồng mình cư trú, làm việc.”

Trình tự, thủ tục tiến hành ly hôn thuận tình?

THỦ TỤC LY HÔN THUẬN TÌNH

Để thực hiện thủ tục ly hôn thuận tình, cần phải làm theo các bước sau:

Bước 1: Chuẩn bị hồ sơ và nộp tại Tòa án nhân dân nơi có thẩm quyền

Bước 2: Nộp lệ phí giải quyết yêu cầu về dân sự

Bước 3: Tham gia phiên họp công khai giải quyết việc yêu cầu công nhận thuận tình ly hôn

Bước 4: Nhận quyết định công nhận thuận tình ly hôn

“Quan hệ hôn nhân chấm dứt kể từ ngày quyết định công nhận thuận tình ly hôn có hiệu lực pháp luật.”

Ai phải nộp án phí? Nộp bao nhiêu?

Tại Nghị quyết số 326/2016/UBTVQH14, án phí, lệ phí thuộc lĩnh vực hôn nhân gia đình được chia thành có giá ngạch và không có giá ngạch.

THỦ TỤC LY HÔN THUẬN TÌNH

Lưu ý:

- Vụ án dân sự có giá ngạch là vụ án mà trong đó yêu cầu của đương sự là một số tiền hoặc là tài sản có thể xác định được bằng một số tiền cụ thể.

- Vụ án dân sự không có giá ngạch là vụ án mà trong đó yêu cầu của đương sự không phải là một số tiền hoặc không thể xác định được giá trị bằng một số tiền cụ thể.

Theo đó, với vụ việc thuận tình ly hôn, án phí và lệ phí được quy định như sau:

- Lệ phí sơ thẩm giải quyết yêu cầu về hôn nhân và gia đình: 300.000 đồng;

- Không có giá ngạch: 300.000 đồng;

- Có giá ngạch: Căn cứ vào giá trị tài sản thì thấp nhất là 300.000 đồng và cao nhất là 112 triệu đồng + 0,1% của phần giá trị tài sản vượt 04 tỷ đồng nếu giá trị tài sản từ 04 tỷ đồng trở lên.

“Khi hai vợ chồng cùng yêu cầu ly hôn thì mỗi người phải chịu ½ mức án phí sơ thẩm trừ trường hợp hai người có thỏa thuận khác.”

Thủ tục ly hôn thuận tình mất bao lâu?

THỦ TỤC LY HÔN THUẬN TÌNH

Tòa án sẽ giải quyết theo trình tự sau:

- Trong thời hạn 03 ngày làm việc, kể từ ngày nhận đơn yêu cầu và tài liệu, chứng cứ kèm theo, Chánh án Tòa án phân công Thẩm phán giải quyết đơn yêu cầu.

- Thời hạn chuẩn bị xét đơn yêu cầu là 01 tháng, kể từ ngày Tòa án thụ lý đơn yêu cầu.

- Trường hợp đương sự có yêu cầu hoặc khi xét thấy cần thiết thì Thẩm phán ra quyết định yêu cầu cơ quan, tổ chức, cá nhân cung cấp tài liệu, chứng cứ; triệu tập người làm chứng, trưng cầu giám định, định giá tài sản. Nếu hết thời hạn chuẩn bị xét đơn yêu cầu quy định tại khoản 1 Điều này mà chưa có kết quả giám định, định giá tài sản thì thời hạn chuẩn bị xét đơn yêu cầu được kéo dài nhưng không quá 01 tháng;

- Tòa án phải gửi ngay quyết định mở phiên họp giải quyết việc dân sự và hồ sơ việc dân sự cho Viện kiểm sát cùng cấp để nghiên cứu. Viện kiểm sát phải nghiên cứu trong thời hạn 07 ngày, kể từ ngày nhận được hồ sơ; hết thời hạn này, Viện kiểm sát phải trả hồ sơ cho Tòa án để mở phiên họp giải quyết việc dân sự.

- Tòa án phải mở phiên họp để giải quyết việc dân sự trong thời hạn 15 ngày, kể từ ngày ra quyết định mở phiên họp.

Như vậy, “thời gian Tòa án giải quyết yêu cầu ly hôn thuận tình thông thường là khoảng 02-03 tháng”.

Tags : ly hôn , ly hôn thuận tình , mẫu đơn ly hôn thuận tình , thủ tục ly hôn thuận tình
VIẾT BÌNH LUẬN CỦA BẠN:
Mục Luc
Mục LucNội dung bài viếtx
0978 333 379
popup

Số lượng:

Tổng tiền:

HÃNG LUẬT BIGBOSS LAW
ĐĂNG NHẬP
Nhận nhiều ưu đãi hơn